Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Cuộc đời trước mặt: Nhu cầu Dược sĩ đang gia tăng mạnh trong những năm tới
Một thống kê của Bộ Lao Động vừa sắp hạng nghề Dược Sĩ đứng hạng cao trong 5 nghề sáng giá nhất hiện nay và nhu cầu sẽ còn gia tăng mạnh hơn trong những năm tới và dĩ nhiên thu nhập cũng rất cao so với thời gian và công sức bỏ ra để học thành tài.

Nguyên nhân là con số các Dược Sĩ ra trường không đủ cung cấp cho nhu cầu mỗi ngày càng nhiều trong khi con số Dược sĩ đang hành nghề về hưu sẽ gia tăng và một số sẽ chỉ còn làm bán thời gian để có thêm thời giờ với gia đình và thụ hưởng những công lao đã để dành từ trước.


Ngoài nhu cầu phân phối dược phẩm tại các tiệm buôn lớn như Walgreens, CVS, Wal Mart..người Dược sĩ còn phải đảm nhiệm thêm nhiều trách nhiệm mới như hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc, phòng bệnh, chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Việc giáo dục quần chúng về những phản ứng phụ cũng như các biến chứng ở một số dược phẩm phần lớn do người Dược sĩ đảm nhiệm thay cho người Bác sĩ. Những phản ứng giữa các loại thuốc ( interactions) cũng rất nguy hiểm và người Dược sĩ có bổn phận phải nhắc nhở khách hàng khi dùng thuốc.


BS David Mott, Đại Học Dược Wisconsin báo động “ sự thiếu hụt Dược sĩ là một điều không thể tránh được và người Dược sĩ sẽ mỗi ngày bận rộn thêm và không đủ thời giờ để hướng dẫn người bệnh về cách xử dụng thuốc.” BS Mott đã làm một cuộc thăm dò dư luận 1470 Dược sĩ trên cả nước và báo cáo tại Đại Hội Dược sĩ tại San Francisco vừa qua về những nhu cầu và khó khăn của nghành Dược trước những nhu cầu sắp tới.


 



Khó khăn lớn nhất là con số các Dược sĩ trẻ ra trường mỗi ngày càng thiếu hụt vì các trường Dược không đào tạo đủ nhân lực, thiếu Giáo sư và con số sinh viên đủ điều kiện cũng ít chọn vì nghành Dược không có vẻ hấp dẫn đối với người Mỹ và nhất là những sắc tộc thiểu số như da đen, Mễ thường không thích nghành Dược đòi hỏi một căn bản về hóa học và khoa học khá cao. Nhưng đối với bản tính chăm chỉ, cẩn thận, tận tụy với nghề nghiệp của người Á Đông thì nghành Dược rất thích hợp nên hiện nay con số các sinh viên Ấn Độ, Việt Nam, Trung Hoa.. đăng ký vào các trường Dược rất cao nên tại một vài trường đã có chính sách hạn chế sinh viên gốc Á Đông để dành chỗ cho các sắc tộc khác, nhất là những sinh viên biết nói tiếng Mễ vì nhu cầu của sắc dân đang gia tăng mau nhất hiện nay..


Khác với nghành Bác sĩ Y khoa có chính sách thu nhận thêm một số Bác sĩ “ nhập khẩu” từ bên ngoài như Ấn Độ, Trung Đông, Đông Âu, Phi Châu goị là FMG, foreign medical graduate, còn nghành Dược thì không có quy chế này nên rất thiếu Dược Sĩ từ bên ngoài vào làm việc.


Nhu cầu về thuốc càng gia tăng với tuổi thọ của người dân Mỹ mỗi lúc gia tăng và số lượng thuốc cũng nhiều hơn cũng như có thêm nhiều loại thuốc Tây mới được tìm ra và bán trên thị trường nên rất cần có thêm Dược sĩ để phân phối, quảng cáo cũng như hướng dẫn cách xử dụng. 


Những con số.. 


 



Từ năm 1990 đến năm 2000,  thì tỷ lệ Dược sĩ đã thay đổi như sau 46 % là nữ giới so với trước đây là 31 % và trong số nữ Dược Sĩ thì hơn 25 % làm việc bán thời gian và nam Dược sĩ thì 15 % cũng làm việc bán thời gian. Có một số làm việc ở nhà cho các hãng dược phòng phân phối qua thể thức order by mail, nghĩa là có thể dùng máy điện toán hoặc đôi khi qua hệ thống Internet, E mail để thi hành toa thuốc do Bác sĩ viết, đôi khi qua Internet !


Tỷ lệ Dược sĩ lớn tuổi cũng gia tăng thí dụ như 40 % nam Dược sĩ và 10 % nữ Dược sĩ trên 55 tuổi và sẽ gia tăng trong những năm tới vì con số Dược sĩ trẻ tuổi ra trường đang giảm vì thiếu sinh viên đăng ký nhập học. Các thống kê cũng cho thấy là tuy các Dược sĩ dù là làm việc bán thời gian hay toàn thời gian đều làm ít giờ hơn trước đây nhưng thu nhập mỗi giời đã tăng 38% trong vòng 10 năm qua.


 



Nhờ hiện tượng điện toán hóa, tự đông hóa cách phân phối thuốc Tây gần như ở khắp nơi nên năng xuất của người Dược sĩ cũng tăng cao hơn trước đây rất nhiều tuy rằng làm việc ít thời giờ hơn. Ngoài ra nghành Dược còn xử dụng thêm khá nhiều những người phụ tá goị là pharmacist assistant giúp cho việc phân phối thuốc dễ dàng và mau lẹ hơn. Những người này thường chỉ cần được huấn luyện một thời gian ngắn là có thể làm những công việc trước đây của người Dược sĩ, ngày nay chỉ giữ nhiệm vụ kiểm chứng cũng như liên lạc với Bác sĩ. Những người làm pharmacist assistant thường là những sinh viên làm việc bán thời gian trong khi chuẩn bị đăng ký vào một Đại Học Dược khoa.


Nhờ những tiến bộ của nghành điện toán cao kỹ nên nghành Dược – đi xa hơn nghành Y rất sớm- nên 60% Dược sĩ cho biết là họ làm việc hữu hiệu và thoải mái hơn trước đây rất nhiều, thí dụ như refill bằng máy điện thoại tự động, dùng mã số bar coding, máy đếm thuốc tự động.. giúp công việc an toàn hơn, dễ chịu hơn và chính xác hơn, ít khi có sự nhầm lẫn. 


Nghành Dược sĩ điều trị. 


 



Một nhu cầu lớn trong tương lai là nghành Dược sĩ điều trị, clinical pharmacist, nghĩa là những Dược sĩ làm việc ở bệnh viện cùng với người Bác sĩ trong việc theo rõi cũng như hướng dẫn bệnh nhân về cách dùng thuốc. Những bệnh nhân có bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường thường dùng nhiều loại thuốc khác nhau và liều lượng cần phải được cân nhắc và thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý và cần được người Dược sĩ theo rõi và cố vấn.


Vì thế hiện nay 19% thời gian của người Dược sĩ dùng để hướng dẫn bệnh nhân, 16 % quản trị kinh tế tài chính và 13 % cho việc phân phối thuốc, phần còn lại dành cho những công việc khác. Nghành pha chế thuốc như ở Việt Nam trước đây gần như không còn nữa..


 



Tuy những thay đổi kể trên làm cho một số Dược sĩ phải làm việc nhiều hơn, bận rộn hơn nhưng đa số các Dược Sĩ đều mãn nguyện với nghề nghiệp (job satisfaction ) khác với nghành Y đang gặp khó khăn vì những thay đổi quy chế như managed care, PPO, Medicaid, Medicare. Một thăm dò cho biết là 77% Dược Sĩ hài lòng với công việc vào năm 2005 so với 66 % vào năm 2000. BS Mott cho biết là hiện nay chỉ có 100 Đại Học Dưọoc khoa trên cả nước, trung bình mỗi năm cho ra trường khoảng 100 Dược sĩ nên sẽ không thể nào cung cấp đủ cho nhu cầu trong những năm tới sẽ lên rất cao.


 



Nước Mỹ đang đi vào một chu kỳ kinh tế xã hội mới khi mà khối người baby boomer bắt đầu đi vào thời kỳ hưu trí với những nhu cầu về Y tế gia tăng mạnh, mang nhiều bệnh mãn tính hơn, dùng nhiều thuốc hơn trong khi con số Dược Sĩ thì quá ít không đủ cung cấp cho nhu cầu.


 


BS Vũ văn Dzi,MD.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Ung thư dịch hoàn (testicular cancer) (05-09-2010)
    Tìm Hiểu Vấn Đề Lọc Máu (05-09-2010)
    Khí nóng chết người (05-09-2010)
    Làm gì để phòng ngừa tai bến mạch máu não (05-09-2010)
    Hướng dẫn điều trị cao huyết áp (05-09-2010)
    Người hen suyễn nên dùng và không nên dùng thuốc gì (05-09-2010)
    Antioxidants trong rau cải và trái cây. (05-09-2010)
    Khí lạnh giết người (05-09-2010)
    Cảm cúm (05-09-2010)
    Giữ sức khỏe và sắc đẹp ở tuổi trung niên (05-09-2010)
    Khái niệm về bệnh ung thư (05-09-2010)
    Bệnh mắt cườm (05-09-2010)
    Cúm đang dữ (05-09-2010)
    Ho lâu sau cảm, cúm (05-09-2010)
    Chăm sóc da khô mùa Ðông (05-09-2010)
    Củ Hành Tây và Bệnh Cúm (05-09-2010)
    Mệt Mỏi Kinh Niên (30-08-2010)
    Viêm Gan và Ung Thư Gan (30-08-2010)
    Dị ứng năm 2010 ( allergy season ) (28-08-2010)
    Dinh Dưỡng ở Tuổi Già (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153098737.